Cùng với sự phát triển của công nghệ trong lĩnh vực may mặc cũng xuất hiện nhiều thương hiệu máy may công nghiệp với nhiều mẫu mã, chức năng, giá thành khác nhau. Đứng trước quá nhiều lựa chọn bên cạnh việc chọn thương hiệu máy may uy tín thì việc chọn loại máy may gì cũng là một vấn đề nên chú trọng.
Trên thị trường có hai loại máy may công nghiệp đó là máy cơ và máy điện tử. vậy máy cơ và máy điện tử là gì? Chúng khác nhau như thế nào? Và nên chọn loại máy may công nghiệp nào khi quyết định mở xưởng may thời trang.
máy may công nghiệp điện tử Zoje
Máy may công nghiệp cơ là máy may được vận hành và hoạt động nhờ cơ cấu gồm motor lắp rời và liên kết với động cơ máy nhờ dây curoa hay đai truyền. Tốc độ may bị cố định bởi pulley của motor. Không thể điều chỉnh tốc độ nhanh chậm khi may.
Máy may công nghiệp điện tử là máy may được vận hành và hoạt động nhờ vào motor được lắp ngay trong thân máy (không cần dây curoa hay đai truyền), được điều khiển hay lập trình bằng bảng điện tử. Có thể dễ dàng điều chỉnh tốc độ khi may.
Ưu nhược điểm của dòng máy may điện tử so với máy may cơ là gì?
– Ưu điểm
Máy may điện tử được trang bị nhiều chức năng hơn máy may cơ. Máy điện tử được lắp đặt các bảng điều khiển, có thể lập trình cách may, kiểu may, tốc độ may… vì vậy rất chính xác và linh hoạt khi may.
– Máy may điện tử được trang bị hệ thống cắt chỉ tự động nên giúp công nhân may giảm bớt một công đoạn cắt chỉ thừa. Công nhân không cần phải cắt chỉ sau khi may mũi cuối. Vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm nguyên liệu.
– Do được lập trình sẵn (số mũi, kiểu may, khoản cách mũi,…) nên đường may đẹp, mũi chỉ tinh xảo, cho dù là kiểu may phức tạp đến đâu thì công nhân may cũng có thể dễ dàng thực hiện, đáp ứng được những yêu cầu khắc khe của người tiêu dùng mà những dòng máy may cơ khó lòng đáp ứng được.
máy may công nghiệp cơ Juki
– Máy may điện tử có hộp điều khiển, bộ phận tiếp dầu được lắp bên trong, không có nhiều dây điện bên ngoài khiến cho không gian làm việc sạch sẽ, an toàn, hạn chế tối đa trường hợp chập điện hay rò rĩ dầu gây nguy hiểm cho công nhân vận hành máy cũng như cháy nổ tại kho xưởng.
– Máy may điện tử được lắp đặt motor liền trục ngay trên thân máy, không cần motor rời và dây curoa. Điều này không những giảm hao mòn trong quá trình sử dụng mà còn an toàn cho công nhân vận hành máy và tiết kiệm không gian làm việc.
– Máy may điện tử được lắp đặt motor liền trục tiết kiệm đến 70-80% điện năng so với các dòng máy may cơ.
– May dễ dàng cùng với tốc độ may nhanh hơn, linh hoạt hơn khiến tiết kiệm đến 20% nguồn nhân lực lao động.
– May sai, may lỗi giảm từ 40-50% so với khi may bằng máy
Nhược điểm
– Máy may điện tử thường có độ bền thấp và thời gian sử dụng ngắn hơn so với máy may cơ. (Vì vậy thời gian bảo hành các dòng máy may điện tử thường dài hơn máy may cơ từ 6-12 tháng)
– Máy may điện tử có giá thường gấp từ 2-3 lần so với máy may cơ. Điều này khiến cho chi phí đầu tư của doanh nghiệp sẽ bị đẩy lên cao khi quyết định lựa chọn dòng máy này.
– Máy may điện tử thường hư hỏng và bị lỗi chủ yếu phần bo mạch điện tử nên chi phí sửa chữa thường cao hơn nhiều so với chi phí sửa chữa máy cơ.
– Máy may điện tử được sử dụng và điều khiển thông qua hệ thống bảng điều khiển được gắng trên máy nên công nhân vận hành cần phải được đào tạo và hướng dẫn chi tiết mới có thể sử dụng được. Đặc biệt những máy may lập trình hiện đại, công nhân vận hành cần có chuyên môn và trình độ nhất định mới có thể sử dụng hiệu quả công suất và chức năng của máy.
– Khi quyết định đầu tư máy may điện tử, thợ bảo trì bảo dưỡng tại phân xưởng cũng cần được nâng cao nghiệp vụ để có thể sữa chữa những lỗi thông thường, tránh trường hợp bị động, phải ngưng chuyền chỉ vì những lỗi nhỏ mà nhà cung cấp máy chưa xuống bảo hành kịp.
xem thêm: Các loại máy may công nghiệp Vina Winner
Website : maymayvinawinner.com