Mua máy may công nghiệp: Nên chọn máy cơ hay điện tử?

Ngày nay với trình độ khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, các thương hiệu máy may công nghiệp trên thị trường cũng dần đa dạng về chủng loại, mẫu mã với nhiều công nghệ tối tân được sử dụng. Người mua có dường như choáng ngợp trước vô số thương hiệu máy từ máy cơ đến điện tử. Đứng trước quá nhiều sự lựa chọn, bên cạnh việc các doanh nghiệp chọn thương hiệu máy may thì việc lựa chọn loại máy may phù hợp cho tình hình doanh nghiệp mình cũng là một vấn đề bức thiết.
Vậy thế nào là máy may cơ? Thế nào là máy may điện tử?
Máy may công nghiệp cơ là máy may được vận hành và hoạt động nhờ cơ cấu gồm motor lắp rời và liên kết với động cơ máy nhờ dây curoa hay đai truyền. Tốc độ may bị cố định bởi pulley của motor. Không thể điều chỉnh tốc độ nhanh chậm khi may.
Máy may công nghiệp điện tử là máy may được vận hành và hoạt động nhờ vào motor được lắp ngay trong thân máy (không cần dây curoa hay đai truyền), được điều khiển hay lập trình bằng bảng điện tử. Có thể dễ dàng điều chỉnh tốc độ khi may.

Vậy những đánh giá về ưu và nhược điểm của dòng máy may công nghiệp điện tử so với dòng máy may cơ là gì?

Ưu điểm
+ Chức năng: 
– Nhiều bản quyền sáng chế hiện đại được sử dụng trong những chiếc máy may điện tử nên chúng có nhiều chức năng hơn so với những chiếc máy may cơ. Máy may điện tử được lắp đặt các bảng điều khiển, có thể lập trình cách may, kiểu may, tốc độ may… vì vậy rất chính xác và linh hoạt trong khi may.
– Máy may điện tử được trang bị hệ thống cắt chỉ tự động nên giúp công nhân may giảm bớt một công đoạn cắt chỉ thừa. Công nhân không cần phải cắt chỉ sau khi may mũi cuối. Vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm nguyên liệu.
– Do được lập trình sẵn (số mũi, kiểu may, khoản cách mũi,…) nên đường may đẹp, mũi chỉ tinh xảo, cho dù là kiểu may phức tạp đến đâu thì công nhân may cũng có thể dễ dàng thực hiện, đáp ứng được những yêu cầu khắc khe của người tiêu dùng mà những dòng máy may cơ khó lòng đáp ứng được.
+ An toàn, thậm mỹ:
– Máy may điện tử có hộp điều khiển, bộ phận tiếp dầu được lắp bên trong, không có nhiều dây điện bên ngoài khiến cho không gian làm việc sạch sẽ, an toàn, hạn chế tối đa trường hợp chập điện hay rò rĩ dầu gây nguy hiểm cho công nhân vận hành máy cũng như cháy nổ tại kho xưởng.
– Máy may điện tử được lắp đặt motor liền trục ngay trên thân máy, không cần motor rời và dây curoa. Điều này không những giảm hao mòn trong quá trình sử dụng mà còn an toàn cho công nhân vận hành máy và tiết kiệm không gian làm việc.

+Hiệu quả:
– Máy may điện tử được lắp đặt motor liền trục tiết kiệm đến 70-80% điện năng so với  các dòng máy may cơ.
– May dễ dàng cùng với tốc độ may nhanh hơn, linh hoạt hơn khiến tiết kiệm đến 20% nguồn nhân lực lao động.
– May sai, may lỗi giảm từ 40-50% so với khi may bằng máy cơ.

Một ví dụ mà Hãng Zoje đã tính toán về hiệu quả của việc sử dụng một chiếc máy may 1 kim điện tử  ZJ9703AR-D4J so với máy may 1 kim cơ ZJ9100 như sau:

 Công thức giá trị 1: Hiệu quả kinh doanh
  • Hiệu qủa công việc tăng 20%
  • Tổng lợi nhuận hàng ngày là 10 USD
—> Năng cao hiệu quả:
   (Tộng lợi nhuận hàng ngày)         10 Đô La
   (Hiệu quả công việc tăng)            20%
   ( Số ngày / Tháng)                        30 Ngày
    ( Tháng làm việc)                         10 Tháng
————————————————

600USD

 

Công thức giá trị 2: Tiết kiệm năng lượng
Tiết kiệm điện 45 – 53 Đô La / Năm
Tổng lợi nhuận hàng năm  :   600 + 45 = 645 USD
 

Nhược điểm
+Về chất lượng:
– Máy may điện tử sử dụng thao thao bằng điện tử thường xuyên nên sau thời gian sử dụng khoảng vài năm thì phần bo mạch sẽ cần phải bảo dưỡng (Vì vậy thời gian bảo hành các dòng máy may điện tử thường dài hơn máy may cơ từ 6-12 tháng)

   +Giá cả:
– Máy may điện tử có giá thường gấp từ 2-3 lần so với máy may cơ. Điều này khiến cho chi phí đầu tư của doanh nghiệp sẽ bị đẩy lên cao khi quyết định lựa chọn dòng máy này.
– Máy may điện tử nếu hư hỏng phần bo mạch điện tử thì chi phí sửa chữa thường cao hơn nhiều so với chi phí sửa chữa máy cơ.
   +Trình độ công nhân vận hành:
– Máy may điện tử được sử dụng và điều khiển thông qua hệ thống bảng điều khiển được gắng trên máy nên công nhân vận hành cần phải được đào tạo và hướng dẫn chi tiết mới có thể sử dụng được. Đặc biệt những máy may lập trình hiện đại, công nhân vận hành cần có chuyên môn và trình độ nhất định mới có thể sử dụng hiệu quả công suất và chức năng của máy.

– Khi quyết định đầu tư máy may điện tử, thợ bảo trì bảo dưỡng tại phân xưởng cũng cần được nâng cao nghiệp vụ để có thể sữa chữa những lỗi thông thường, tránh trường hợp bị động, phải ngưng chuyền chỉ vì những lỗi nhỏ mà nhà cung cấp máy chưa xuống bảo hành kịp.

Vậy với vị thế là chủ doanh nghiệp nên đầu tư vào đâu là hiệu quả?Để trả lời câu hỏi này, ngoài việc nắm những thông tin trong bài viết để có một nhận định, so sánh thì trước hết chủ doanh nghiệp cần xác định vị thế, khả năng tài chính của mình, năng lực và trình độ của công nhân, cũng như tình hình của chính doanh nghiệp để đưa ra cho mình câu trả lời tối ưu nhất. Tránh tình trạng “vung tay quá tráng” hay “giết gà dùng tới dao mổ trâu”… sẽ khiến việc đầu tư của doanh nghiệp không đạt hiệu quả.
Contact Me on Zalo
0868870005